Thời gian đăng: 07-10-2015 10:27 | 1003 lượt xemIn bản tin
20 điều thú vị về truyền thống văn hóa Nhật Bản (Phần 2)
Ở bài viết trước, Golden Way đã giới thiệu với các bạn phần 1 của “20 điều thú vị về truyền thống văn hóa Nhật Bản”. Ở phần 2 này, chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu những nét thú vị trong văn hóa truyền thống của người Nhật.
>> 20 điều thú vị về truyền thống văn hóa Nhật Bản (Phần 1)
11. Áo Hakama
Hakama là 1 trang phục dệt may truyền thống của người Nhật Bản dùng để mặc trong lễ Tốt nghiệp (nói chính xác hơn Hakama là cái ống quần được mặc dưới chân của bộ Kimono). Trước đây Hakama là trang phục truyền thống dành cho nam giới, được mặc bởi các ông giáo, samurai hay người thợ. Người phụ nữ đầu tiên mặc Hakama là một cô giáo và qua thời gian nó được gắn liền với hình ảnh của nữ sinh viên và được các nữ sinh mặc trong lễ Tốt nghiệp Đại học của họ. Bộ đồ này có ý nghĩa tương tự như bộ đồ Tốt nghiệp với chiếc mũ hình vuông của phương Tây. Nam sinh Nhật Bản cũng có thể mặc Hakama nhưng đa phần họ thích mặc vest hơn. Các bạn nữ nước ngoài du học Nhật Bản cũng sẽ được mặc bộ đồ này trong lễ Tốt nghiệp Đại học.
12. Túi Fukubukuro
Fukubukuro nghĩa là “túi may mắn”, là một hình thức thử vận may vào đầu năm khá thú vị của người Nhật. Những túi này có màu đỏ và được trang trí giống như 1 phong bao lì xì, trong đó có chứa những vật phẩm ngẫu nhiên có giá trị khác nhau. Nếu bạn may mắn thì có thể chọn được chiếc túi có giá trị gấp 10 lần số tiền phải bỏ ra, hoặc ngược lại cũng có thể bốc được túi có giá trị thấp hơn nhiều số tiền của bạn. Những mặt hàng được ưa chuộng nhất trong dịp này là các bộ đồ thời trang và chị em phụ nữ thường đổ xô nhau xếp hàng để thử trò may rủi này.
13. Kampai!!!
Kampai là 1 từ dùng để hô khi cụng ly, tương tự “Cạn ly” hay “Dzô” của người Việt. Nghĩa đen của từ Kampai được dịch chính xác là “khô ly”. Kampai được thực hiện khá là nghiêm túc và nếu như bạn uống bia 1 mình không chờ Kampai với mọi người thì sẽ bị đánh giá là thô lỗ và tham ăn tục uống. Nếu như cả bàn đều uống bia thì tiếng hô Kampai sẽ khá là dõng dạc, giống như là nêu cao tinh thần đồng đội với nhau vậy.
14. Tiền bối và hậu bối
Senpai (tiền bối) và Kouhai (hậu bối) là mối quan hệ vai vế truyền thống trong các trường học, CLB thể thao, võ thuật hay các công ty. Mối xưng hô này hoàn toàn dựa vào thâm niên (không phải tuổi đời) và rất được mọi người tuân theo. Kouhai là người mới, thường chịu trách nhiệm dọn dẹp, lau chùi để có thể bám trụ với CLB, còn Senpai có trách nhiệm lãnh đạo nhóm và nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người, thường được dùng làm hình mẫu cho các Kouhai noi theo.
15. Nhà tắm công cộng Sento
Vào thời xưa, nhà của người Nhật thường không có phòng tắm và đến mỗi tối thì mọi người sẽ đến phòng tắm công cộng Sento. Mặc dù bây giờ hầu như nhà nào cũng có nhà tắm nhưng mọi người vẫn còn truyền thống Sento và trên khắp nước Nhật vẫn còn hàng trăm nhà tắm kiểu này hoạt động kinh doanh. Nó được xem là 1 hoạt động công cộng, nơi mà mọi người chuyện trò, chia sẻ, nắm bắt thông tin xung quanh.
16. Đèn lồng cá chép Koinobori
Đèn lồng cá chép được sử dụng để ăn mừng ngày trẻ em ở Nhật Bản, truyền thống này có liên hệ với 1 câu chuyện cổ Trung Quốc “cá chép vượt vũ môn hóa rồng”. Nếu những cái đèn lồng cá chép này được no gió thì điều đó đồng nghĩa với đứa trẻ sẽ khỏe mạnh, không đau ốm trong suốt 1 năm. Hàng triệu chiếc Koinobori sẽ được dựng lên trong suốt thời gian cuối tháng Tư diễn ra “Tuần lễ Vàng”. Thông thường các gia đình sẽ dựng nó trước sông để đón gió, hoặc nếu không gần sông thì có thể dựng trước cửa nhà.
17. Áo Furisode Kimono
Furisode Kimono là 1 trang phục Kimono truyền thống chỉ dành cho các cô gái trẻ độc thân, có màu sắc tươi sáng và đặc biệt là tay áo rất rộng kéo dài xuống tới tận đầu gối. Nhiều cô gái mặc Kimono trong lễ Trưởng thành tuổi 20 của mình, đánh dấu cột mốc chính thức được quyền đi bầu cử, chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình…
18. Nghi lễ ném đậu Mamemaki
Setsubun là lễ hội được tổ chức 1 ngày trước khi vào mùa xuân theo âm lịch Nhật Bản. Theo truyền thống Nhật Bản tin rằng vào thời điểm đó thì các linh hồn và ma quỷ có thể sẽ xuất hiện, và người ta tổ chức nghi lễ Mamemaki ném đậu để xua đuổi ma quỷ đi.
Thường thì người lớn sẽ đeo mặt nạ Oni (quỷ) để cho các đứa trẻ ném đậu nành nướng vào mình, vừa ném vừa hét to “Oni wa soto! Fuku wa uchi” nghĩa là “Quỷ cút đi! May mắn mời vào”.
19. Làm bánh Mochi
Mochi là 1 loại bánh gạo của Nhật Bản được làm bằng cách giã gạo mochigome với cái vồ lớn bằng gỗ cho đến khi nó dính lại thành một khối bột dẻo. Bánh Mochi là món ăn dân dã và rất phổ biến, ai cũng thích ăn tại Nhật Bản.
Có nhiều nhà máy sản xuất mochi nhưng vào các dịp lễ Năm mới các gia đình thường tự làm để thêm phần ý nghĩa (tương tự như người Việt Nam).
20. Ăn KFC trong lễ Giáng Sinh
Người Nhật đã dần dần quen với việc ăn các món ăn Tây trong lễ Giáng Sinh, trong đó có gà quay. Tuy nhiên gà Tây ở Nhật rất hiếm và đắt tiền nên mọi người thường có xu hướng ăn gà nướng, thậm chí ăn KFC trong lễ Giáng Sinh hơn. Vào đêm Giáng Sinh thường có những hàng dài người chờ đợi trước các cửa hàng KFC. KFC tại Nhật Bản cũng không bỏ lỡ cơ hội này và thường có những đợt quảng cáo tiếp thị rầm rộ nhằm thu hút khách hàng vào dịp này.
- TUYỂN NHÂN VIÊN MARKETING LƯƠNG CAO TẠI TP HCM (29/02/2020)
- Bỏ túi kinh nghiệm giúp du học sinh Nhật tiết ki ệm tối đa chi phí sinh hoạt (18/12/2019)
- Kinh nghiệm sử dụng điện thoại khi du học tại Nhật Bản (14/12/2019)
- Tuyển nhân viên Marketing đi làm ngay lương cao tại quận 3 tp hcm (11/11/2019)
- CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC 1 NĂM TẠI NHẬT VÀ ĐƯỢC CAM KẾT VIỆC LÀM SAU KHI KẾT THÚC 1 NĂM HỌC VỚI MỨC LƯƠN (20/09/2019)
- Học phí du học bậc THPT Mỹ là bao nhiêu? (19/08/2019)
- Thực hiện ước mơ du học Mỹ cùng trường Chaminade College Preparatory School (06/08/2019)
- Trường Nhật Ngữ Nikken tuyển sinh tháng 4 năm 2020 (18/07/2019)
Nguyễn An Dung
"I love Goldenway Thời gian ở Goldenway là thời gian cực vui, cực kỳ ý nghĩa đối với 1 đứa mà tiếng N..."
Đặng Hải Như
"Trong quá trình tìm hiểu về du học Nhật bản, tôi đã biết đến trung tâm Goldenway chuyên tư vấn cho s..."
Lê Nguyễn Trúc Thy
"Điều trước tiên em xin chân thành cảm ơn các chị của trung tâm Goldenway đã hỗ trợ em trong suốt quá..."
Phùng Tuấn Dũng
"Những ngày cuối cùng khi chuẩn bị mọi thứ để bước qua một cánh cửa mới, cảm giác thật khó diễn tả. t..."
Nguyễn Thị Như Ý
"Yêu thích nền văn hóa Nhật Bản đã hơn 1 lần tôi mong muốn được đặt chân đến và khám phá về vùng đất ..."
Ngô Hồ Phương Trang
"Mình có sở thích là học tiếng Nhật, văn hóa Nhật. Mình chỉ nghĩ là được học tiếng Nhật ở Việt Nam là..."
Nguyễn thị Bích Thy
"Em là tu nghiệp sinh về nước vào tháng 06 năm 2013. Ước mơ của em sau khi về nước, sẽ quay lại Nhật ..."