Du hoc

Thời gian đăng: 21-08-2015 09:10 | 936 lượt xemIn bản tin

Người Việt ăn cắp tại Nhật - mang tiếng cả một cộng đồng

 

Khi sống ở xa mình mới biết và hiểu là một cá nhân thì khi sống ở một nước khác thì đôi khi nó mang danh cả dân tộc chứ không phải là sống cá nhân nữa. Thế mà, phải chấp nhận danh tiếng “MỘT CON SÂU LÀM RẦU NỒI CANH”, cá nhân là người Việt Nam phải nghe và nhận được một số bình luận là du học sinh Việt Nam, nhưng thôi mình biết phải làm sao, sống tốt thể hiện cho họ biết hết mức thôi, mặc dù thời gian ngắn đầu đương nhiên họ sẽ chưa tin mình khi chưa làm việc với mình, “trích du học sinh Nhật Bản chia sẻ cùng Goldenway” Các học sinh mong muốn Goldenway đưa ra những lời cảnh báo cho các bạn Việt Nam chuẩn bị đi để không bị lừa hoặc qua đó có những hành động sai trái, để lại mang tiếng thương hiệu người Việt Nam.

Golden Way đã có các chuyến đi và thường xuyên hỏi thăm các du học sinh Nhật Bản  nhận được nhiều chia sẻ từ các bạn, các bạn vui rất nhiều khi sống ở Nhật, sống xa gia đình đương nhiên không ít trở ngại nhưng giúp các em trưởng thành bản lĩnh già giặn hơn nhiều,  tự lập và tự tin ở các bạn thì  hoàn toàn khác, điều mà các du học sinh bức xúc nhất là khá buồn vì đôi khi mang tiếng là người VIỆT NAM mặc dù mình rất yêu nước.

Thời gian gần đây, báo chí Nhật thường xuyên đưa thông tin du học sinh các nước đến Nhật Bản do thấy lối sống của Nhật khá thoải mái, hàng hóa để ngoài đường nhưng không ai trông coi, các cửa hàng siêu thị không cần bảo vệ và camera giám sát nên họ lợi dụng ăn cắp hàng hóa, khiến cho người dân Nhật rất khó chịu và bực mình. Còn đối với du học sinh mới sang Nhật bị cả tin cũng bị nhiều thành phần là người Việt  lại lừa người Việt mình ngay tại Nhật.

người việt lừa người việtNgười việt lừa người việt tại Nhật

Người Việt lừa người Việt - hình ảnh một bạn nam bị lừa đăng lên trang cá nhân

Nhiều câu chuyện trên facebook các học sinh cũng chia sẻ có rất nhiều sự việc xảy ra khiến nhiều người đọc rất bất ngờ đồng thời cũng đưa lên facebook để cảnh giác cho các bạn khác. Vì vậy nên Golden Way luôn tiếp nhận các thông tin kịp thời và tư vấn, dặn dò kỹ hơn cho các bạn du học sinh trước khi tham gia các kỳ du học nhật bản, tiếp cận thông tin đúng người, dặn dò kỹ lưỡng cho các bạn du học sinh để tránh bị rơi vào các trường hợp bị kẻ xấu bị lợi dụng.

Vì sao người Nhật không ăn cắp?

Ở Nhật, tội ăn cắp là một tội lớn và nếu ai bị bắt về tội này thì sẽ bị xử lý bằng nhiều hình thức, trong đó nặng nhất là trục xuất về nước và cấm nhập cảnh lại Nhật vĩnh viễn. Tại sao người Nhật lại ác cảm với tội ăn cắp và xử lý nặng tay như vậy?

Người Nhật có tinh thần tự tôn dân tộc và tự trọng rất cao. Ở Nhật không thiếu hình ảnh những người thất nghiệp, vô gia cư, không nghề nghiệp, không tiền bạc sống lay lắt tạm bợ tại các nhà ga, chân cầu vượt. Tuy nhiên, dù sống nhờ vào trợ cấp an sinh xã hội với số tiền chỉ vừa đủ, họ vẫn không ngửa tay ăn xin người khác và không bao giờ trộm cắp. Người Nhật rất giàu lòng tự trọng ngay khi hoàn cảnh cá nhân của họ quá cùng cực. Tính cách này ở người Nhật được hình thành bởi đức tin và từ hệ thống giáo dục coi trọng đức dục của đất nước Nhật Bản.

1. Đức tin trong lòng dân tộc Nhật, sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị đạo đức truyền thống với các tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo và Thần giáo.

Một dân tộc có niềm tin sâu sắc vào các giá trị truyền thống dân tộc thì tất nhiên dân tộc đó sẽ vượt qua được những thử thách to lớn của lịch sử. Dân tộc Nhật đã trải qua rất nhiều nỗi đau từ thiên tai đến nhân tai. Từ thảm họa bom nguyên tử ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki cách đây 70 năm đến thảm họa động đất ở Kobe năm 1997, hay mới đây nhất là thảm họa sóng thần năm 2011, hoặc vụ rò rỉ phóng xạ ở nhà máy hạt nhân Fukushima, thế giới tưởng như nước Nhật sẽ đắm chìm trong bi quan. Nhưng chính trong  những hoàn cảnh đó, tinh thần và niềm tin Nhật lại trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Báo chí đưa tin, sau thảm họa sóng thần khủng khiếp năm 2011, cả thế giới ngả mũ kính phục tinh thần Nhật Bản khi mà mọi mất mát đau thương đều nhường chỗ cho sự nhường nhịn quan tâm lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ lương thực, nhu yếu phẩm hàng ngày cho đồng bào mình. Các chủ cửa hàng giảm giá hàng hóa, thực phẩm nước uống, không có sự đầu cơ trục lợi. Hàng hóa tài sản ngổn ngang giữa đường phố nhưng tuyệt nhiên không có sự hôi của, ăn cắp. Mọi người xếp hàng trật tự chờ đến lượt mình lãnh sự trợ cấp từ chính phủ và các tổ chức nhân đạo.

2. Giáo dục đạo đức công dân được chuẩn hóa và dạy cho học sinh từ độ tuổi mầm non.

Người Nhật rất coi trọng giáo dục đạo đức con người, họ xem đạo đức con người là giá trị cốt lõi cho sự hoàn thiện nhân cách và xây dựng một quốc gia thịnh vượng. Trong trường học, môn học đức dục được dạy dỗ ngay từ bậc học mầm non, các em được học các quy tắc ứng xử hàng ngày như khi nào cần xin lỗi, khi nào cần cảm ơn. Các em học và thực hành nó hằng ngày, do đó xin lỗi cảm ơn đã trở thành thói quen tốt được hình thành ngay từ nhỏ. Trong trường học, các em còn được dạy cách quan tâm đến bạn bè, bằng cách mỗi em luân phiên nhau phân phát phục bữa ăn trưa cho các bạn. Ngoài ra, các em còn được dạy nhiều điều hay lẽ phải khác như đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn lẫn nhau, không nói xấu bạn, không ăn cắp, không đánh nhau…Giáo dục đạo đức trở thành môn học bắt buộc. Các thầy cô giáo hay căn dặn học sinh “Bất kỳ ở đâu, bất kỳ khi nào, bao nhiêu lần đi nữa các em hãy giở cuốn sách đạo đức, để suy nghĩ xem trong cuộc sống điều gì là quan trọng nhất đối với chúng ta, và hãy phát huy nó trong đời sống của bản thân mình.”

Lên cấp 2 trẻ được học cách ứng xử với những lời phê bình, tôn trọng người khác và tôn trọng sự thật. Đạo đức là môn học bắt buộc và được chú trọng, nhưng lại không có giáo trình thống nhất, điều này giúp giáo viên linh động sáng tạo được các bài giảng riêng phù hợp với học sinh. Trong đó văn hóa cổ truyền của dân tộc luôn là kho tàng quý giá được các giáo viên vận dụng vào các bài giảng và thực hành. Học sinh sớm học các tình huống ứng xử khác nhau, mỗi tình huống đều vận dụng đạo đức để xác định mình nên hành xử thế nào cho đúng.

Như vậy, đức tin dân tộc và đạo đức cá nhân đã tạo nên một tinh thần Nhật Bản kiên cường, bất khuất bất chấp mọi khó khăn xây dựng một Nhật Bản từ một quốc gia tụt hậu sau thế chiến 2 trở thành một cường quốc kinh tế và được cả thế giới kính phục. Đạo đức mỗi người dân Nhật Bản tạo tiền đề cho một dân tộc tự chủ tự cường, biết tự trọng và xấu hổ, biết giữ gìn hình ảnh quốc gia. Các bạn du học sinh Nhật Bản trong quá trình đi học tại đây, hãy cố gắng học hỏi những giá trị đạo đức này, cố gắng rèn luyện bản thân để trở thành một công dân toàn cầu vừa giỏi chuyên môn nghiệp vụ vừa là con người có nhân cách đạo đức.

 

Bình luận
Hỗ Trợ Trực Tuyến
yahoo
Hỗ trợ Yahoo
skype
Hỗ trợ Skype
CẢM NHẬN SINH VIÊN
  • Nguyễn An Dung

    Nguyễn An Dung

    "I love Goldenway Thời gian ở Goldenway là thời gian cực vui, cực kỳ ý nghĩa đối với 1 đứa mà tiếng N..."

  • Đặng Hải Như

    Đặng Hải Như

    "Trong quá trình tìm hiểu về du học Nhật bản, tôi đã biết đến trung tâm Goldenway chuyên tư vấn cho s..."

  • Lê Nguyễn Trúc Thy

    Lê Nguyễn Trúc Thy

    "Điều trước tiên em xin chân thành cảm ơn các chị của trung tâm Goldenway đã hỗ trợ em trong suốt quá..."

  • Phùng Tuấn Dũng

    Phùng Tuấn Dũng

    "Những ngày cuối cùng khi chuẩn bị mọi thứ để bước qua một cánh cửa mới, cảm giác thật khó diễn tả. t..."

  • Nguyễn Thị Như Ý

    Nguyễn Thị Như Ý

    "Yêu thích nền văn hóa Nhật Bản đã hơn 1 lần tôi mong muốn được đặt chân đến và khám phá về vùng đất ..."

  • Ngô Hồ Phương Trang

    Ngô Hồ Phương Trang

    "Mình có sở thích là học tiếng Nhật, văn hóa Nhật. Mình chỉ nghĩ là được học tiếng Nhật ở Việt Nam là..."

  • Nguyễn thị Bích Thy

    Nguyễn thị Bích Thy

    "Em là tu nghiệp sinh về nước vào tháng 06 năm 2013. Ước mơ của em sau khi về nước, sẽ quay lại Nhật ..."

Xem tất cả

Fanpage Facebook

Đăng ký tư vấn