Du hoc

Thời gian đăng: 28-10-2015 11:20 | 793 lượt xemIn bản tin

Tại sao Nhật Bản thành công trong giải Nobel ?

Trong năm 2015, giải thưởng Nobel đã được trao cho các nhà khoa học có những thành tựu, nghiên cứu cống hiến cho nhân loại. Sáu giải Nobel có tổng cộng 11 cá nhân và tổ chức được nhận thưởng: Trong đó có 4 người Mỹ, 2 người Nhật, 1 người Canada, 1 người Trung Quốc, 1 người Thụy Điển, 1 người Ukraine và 1 nhóm tổ chức Đối thoại Quốc gia Tunisia. Nhật Bản đang là nước thành công nhất tại Châu Á với 24 người Nhật và 4 người Mỹ gốc Nhật đã từng đạt giải Nobel. Vậy tại sao họ lại thành công đến như vậy ? Các bạn du học Nhật Bản 2016 hãy tìm hiểu cùng Golden Way nhé.

 

Những người Nhật đoạt Nobel làm rạng danh đất nước

Chỉ tính từ năm 2008 đến nay, đã có đến 12 người Nhật đạt giải Nobel trong 2 lĩnh vực Vật lý và Hóa học. Đó quả là con số ấn tượng mà chỉ có đất nước tiên tiến như Anh, Mỹ có thể hơn được.

Trong khu vực Châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ cũng có nhiều thành tựu Nobel nhưng chưa thể so sánh với Nhật Bản. Thành quả này chưa phải là đích đến của người Nhật, họ vẫn đang trong quá trình đi đến mục tiêu đặt ra trong năm 2001: Trong vòng 50 năm đạt được 30 Nobel! Trước đó trong lịch sử người Nhật chỉ đạt được 9 giải và mọi người, nhất là người Trung Quốc không tin rằng họ có thể làm được điều này. Tuy nhiên nước Nhật đã làm người Trung Quốc phải im lặng khi từ đó đến nay họ giành thêm 15 giải nữa, toàn bộ là trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Y học, vốn là thế mạnh của người Âu Mỹ.

Khoa học Nhật Bản cực kì phát triển

 

Những lý do khiến người Nhật phát triển Khoa học và Công nghệ  

Nhà nước đầu tư phát triển các ngành Khoa học kĩ thuật

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, nước Nhật tập trung chú trọng lấy Khoa học kĩ thuật là nòng cốt để xây dựng đất nước. Họ lập ra Hội Chấn hưng Khoa học Nhật Bản (JSPS, Japan Society for the promotion of Science) chuyên trách đảm nhiệm hoạch định các dự án Khoa học, đồng thời cũng là một quỹ đầu tư cho Khoa học. Đây là nguồn kinh phí quan trọng nhất cho việc nghiên cứu, học tập ở Nhật Bản.

Tập trung chú trọng vào Khoa học nghiên cứu cơ bản

Khoa học cơ bản là nền tảng cho khoa học ứng dụng. Nếu muốn có những thành tựu, những bản báo cáo thuyết phục được Hội đồng xét duyệt của giải Nobel thì phải chú trọng đến nghiên cứu khoa học cơ bản chứ không phải khoa học ứng dụng.

Tất cả những nhà khoa học người Nhật và người Mỹ gốc Nhật đều tốt nghiệp tại các trường Đại học Nhật Bản. Những đề tài của họ nghiên cứu dài hạn và thường kéo dài đến 10-20 năm trước khi được công nhận và đưa vào ứng dụng. Vào năm 2014 giải Nobel được trao cho Isamu Akasaki về những phát minh về diode đèn LED, tuy nhiên trước đó 33 năm ông đã từng trình bày bản báo cáo này tại một hội thảo quốc tế nhưng không có ai quan tâm. Akasaki đã đem bản báo cáo về tiếp tục nghiên cứu phát triển đến năm 2014 ông mới được thế giới công nhận.

Những trường Đại học chú trọng nghiên cứu khoa học cơ bản từng đạt giải Nobel của Nhật bao gồm: ĐH Tokyo (3 người), ĐH Kyoto (3 người), ĐH Nagoya (3 người), ĐH Đế quốc Kyoto (3 người), ĐH Đế quốc Tokyo (2 người), và 6 trường ĐH Hokkaido, Tohoku, Kobe, Nagasaki, Tokushima, Học viện Công nghệ Tokyo mỗi trường 1 người.

>>  Xem thêm 5 trường Đại học Nhật Bản nổi tiếng

 

Giới trẻ tôn sùng những nhà khoa học

Chính Phủ Nhật đặc biệt coi trọng những nhà khoa học, họ được trọng vọng hơn nhiều và trả lương rất cao so với những doanh nhân thành đạt, những triệu phú, hay nghệ sĩ… Các bậc cha mẹ luôn dạy cho con em mình tấm gương của những nhà khoa học và hướng chúng lòng say mê khoa học và lao động.

Còn một yếu tố nữa đấy chính là động lực thúc đẩy đến từng cá nhân. Có đến 16 người Nhật Bản đạt giải Nobel được sinh ra trong khoảng thập kỷ 20-40. Vào năm 1949, có một sự kiện khiến cho những cậu bé, thanh niên Nhật Bản ngày đó vô cùng phấn khích: Ông Hideki Yukawa (1907-1981) trở thành người Nhật Bản đầu tiên đạt giải Nobel. Câu chuyện của Hideki đã gieo niềm đam mê khoa học vào rất nhiều người (tương tự cái cách mà bộ truyện manga Tsubasa đã vực dậy nền bóng đá Nhật Bản), trong đó có những người hiện nay cũng đoạt giải Nobel. Isamu Akasaki hồi tưởng lại lúc ông 20 tuổi, khi nghe tin Hideki Yukawa đoạt giải Nobel, đã nung nấu ý định “Phải làm một cái gì đó cho sự nghiệp của mình”.

Yukawa chụp ảnh cùng Einstein, Wheeler năm 1954

Động lực và cái cách Chính Phủ Nhật Bản khích lệ người dân thật đáng cho chúng ta học tập theo. Sách, truyện, tranh ảnh… nói về Hideki được bày bán trên các hiệu sách, truyền thông ngày nay vẫn thỉnh thoảng vẫn nhắc đến ông như một tấm gương sáng. Các họa sĩ, nhà văn… vẫn khai thác cuộc đời của ông trên khía cạnh cuộc sống đời thường, những giai thoại (thay vì những lý thuyết khoa học khó hiểu) giúp cho độc giả không cảm thấy nhàm chán, thích đọc hơn, từ đó nhẹ nhàng gieo vào người dân tình yêu khoa học, yêu lao động.

Golden Way hy vọng rằng các bạn đi du học Nhật sẽ học hỏi được những tri thức, tình yêu lao động và tinh thần làm việc hăng say của người Nhật. Có đặt ra mục tiêu cao thì mới có động lực để vươn lên, đó chính là cách thành công của đất nước Nhật Bản.

Trung tâm tư vấn du học Golden Way Global Education

Địa chỉ: Tòa nhà Ngọc Đông Dương, lầu 2, 76 Cách Mạng Tháng 8, Phường 6, Quận 3, TP.HCM.

Điện thoại: (08) 6681 7575 - (08) 6681 8585 - (08) 22 030 229

HOTLINE: 0909 664 229 (viber, zalo)

Facebook: Du học cùng Golden Way

Website: http://goldenway.edu.vn

 

Bình luận
Hỗ Trợ Trực Tuyến
yahoo
Hỗ trợ Yahoo
skype
Hỗ trợ Skype
CẢM NHẬN SINH VIÊN
  • Nguyễn An Dung

    Nguyễn An Dung

    "I love Goldenway Thời gian ở Goldenway là thời gian cực vui, cực kỳ ý nghĩa đối với 1 đứa mà tiếng N..."

  • Đặng Hải Như

    Đặng Hải Như

    "Trong quá trình tìm hiểu về du học Nhật bản, tôi đã biết đến trung tâm Goldenway chuyên tư vấn cho s..."

  • Lê Nguyễn Trúc Thy

    Lê Nguyễn Trúc Thy

    "Điều trước tiên em xin chân thành cảm ơn các chị của trung tâm Goldenway đã hỗ trợ em trong suốt quá..."

  • Phùng Tuấn Dũng

    Phùng Tuấn Dũng

    "Những ngày cuối cùng khi chuẩn bị mọi thứ để bước qua một cánh cửa mới, cảm giác thật khó diễn tả. t..."

  • Nguyễn Thị Như Ý

    Nguyễn Thị Như Ý

    "Yêu thích nền văn hóa Nhật Bản đã hơn 1 lần tôi mong muốn được đặt chân đến và khám phá về vùng đất ..."

  • Ngô Hồ Phương Trang

    Ngô Hồ Phương Trang

    "Mình có sở thích là học tiếng Nhật, văn hóa Nhật. Mình chỉ nghĩ là được học tiếng Nhật ở Việt Nam là..."

  • Nguyễn thị Bích Thy

    Nguyễn thị Bích Thy

    "Em là tu nghiệp sinh về nước vào tháng 06 năm 2013. Ước mơ của em sau khi về nước, sẽ quay lại Nhật ..."

Xem tất cả

Fanpage Facebook

Đăng ký tư vấn