Thời gian đăng: 28-11-2016 09:50 | 433 lượt xemIn bản tin
Du học Mỹ - Hệ Thống Giáo Dục bậc cao
Lớp học có thể có quy mô lớn với hàng trăm sinh viên hoặc sĩ số nhỏ và hội thảo (thảo luận trong lớp) với chỉ một vài sinh viên. Môi trường lớp học tại trường đại học Mỹ rất năng động. Sinh viên sẽ phải chia sẻ kinh nghiệm, tranh luận, tham gia thảo luận trong lớp và thuyết trình trước lớp. Sinh viên quốc tế sẽ nhận thấy đó là những trải nghiệm thú vị nhất trong hệ thống giáo dục Mỹ.
Hàng tuần, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên đọc sách giáo khoa và các ấn phẩm khác. Giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên cập nhật thông tin qua việc đọc và làm bài tập giúp sinh viên tham gia thảo luận trong lớp và hiểu bài giảng. Một số chương trình cấp bằng cũng yêu cầu sinh viên dành thời gian trong phòng thí nghiệm.
Giảng viên là người cho điểm sinh viên tham gia lớp học. Điểm được tính dựa trên:
- Mỗi giảng viên sẽ có yêu cầu khác nhau về đóng góp của sinh viên trong lớp học, nhưng giảng viên khuyến khích sinh viên tham gia thảo luận trong lớp, đặc biệt là các buổi hội thảo trong lớp. Đây là một yếu tố quan trọng để cho điểm sinh viên.
- Trong quá trình học thường có bài Kiểm tra giữa kỳ.
- Ngoài ra, sinh viên còn được yêu cầu nộp một hoặc nhiều bài nghiên cứu hoặc báo cáo kỳ, hoặc báo cáo thí nghiệm để đánh giá điểm cuối kỳ.
- Có thể có bài kiểm tra ngắn hoặc bài đố nhanh. Đôi khi giảng viên sẽ yêu cầu làm bài “đố nhanh” mà không thông báo trước. Các bài kiểm tra dạng này sẽ không chiếm tỷ lệ lớn trong điểm số cuối kỳ, mà chỉ để khuyến khích sinh viên tham gia lớp học và làm bài tập về nhà.
- Kiểm tra cuối kỳ sẽ được diễn ra vào cuối kỳ học.
Tín Chỉ
Mỗi một môn sẽ tương đương một số lượng tín chỉ nhất định hoặc số giờ tín chỉ. Số tín chỉ này tương đương với số giờ sinh viên lên lớp cho môn học đó mỗi tuần. Một môn học có khoảng bốn đến năm tín chỉ.
Chương trình toàn thời gian ở hầu hết các trường có 12 đến 15 giờ tín chỉ (bốn hoặc năm môn một học kỳ) và sinh viên phải hoàn thành số lượng tín chỉ nhất định trước khi tốt nghiệp. Sinh viên quốc tế phải tham gia khóa học toàn thời gian trong suốt học kỳ.
Chuyển tiếp
Nếu sinh viên đăng ký học một trường khác trước khi tốt nghiệp, số tín chỉ mà sinh viên đã học tại trường đại học đầu tiên sẽ được tính vào số điểm tại trường đại học giúp hoàn thành chương trình học. Điều đó có nghĩa là sinh viên có thể chuyển tiếp sang trường khác mà vẫn tốt nghiệp đúng thời gian.
Các hình thức giáo dục bậc cao tại Mỹ
Nhắc đến đại học ở Mỹ không thể không nhắc đến những cái tên lớn như Harvard, MIT, Stanford, Yale,… nhưng không phải ai cũng có thể đặt chân được vào những ngôi trường nổi tiếng ấy, và còn rất nhiều sự lựa chọn khác phù hợp hơn cho chúng ta để dẫn tới thành công.
Nhìn chung, ở Mỹ có hai hệ thống các trường đại học chính mà học sinh có ý định du học bậc đại học Mỹ phải nắm rõ là Liberal Arts Colleges và National Universities. Ngoài ra, còn có các trường Cao đẳng Cộng đồng (Community Colleges) cũng rất đáng để lưu tâm khi muốn du học Mỹ. Cùng với đó, một điều quan trọng là định nghĩa chính xác, điểm khác biệt giữa các hệ thống trường, để có một cái nhìn cụ thể, phù hợp cho bản thân mỗi người trước khi đăng ký du học.
Trong đó, điểm nổi bật mà rất nhiều phụ huynh lẫn học sinh nhầm lẫn về giáo dục Mỹ đó là không hiểu chính xác nghĩa của từ “College”. Nhiều người cho rằng các trường college là các trường “cao đằng” và có trình độ thấp hơn các trường “đại học” – university. Đây là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, ở Mỹ, college là từ thường được dùng chung để chỉ các trường đại học hệ 4 năm nói chung, trong đó bao gồm cả các trường college và university. Đồng thời, College khác vời Community College. Để thấy rõ hơn, hãy cùng xem định nghĩa về 3 hệ thống trường dưới đây:
1.Trường Cao đẳng và Đại học công lập (Public College/University)
Trường cao đẳng, đại học của bang được hỗ trợ và điều hành bởi chính quyền địa phương hoặc bang. Mỗi bang trong số 50 bang của Mỹ có ít nhất một trường đại học công lập và nhiều trường cao đẳng bang. Nhiều trong số các trường đại học công lập này có tên của bang, hoặc từ “bang” trong tên trường: ví dụ, Trường Đại Học bang Washington và Trường Đại Học Michigan.
2.Trường Cao đẳng và Đại học tư (Private College/University)
Các trường này được tư nhân điều hành thay vì cơ quan chính quyền bang. Học phí của các trường tư thường sẽ cao hơn học phí trường công lập. Thường trường tư sẽ có quy mô nhỏ hơn so với trường công lập.
Các trường cao đẳng và đại học liên kết với tôn giáo là các trường đại học tư. Thông thường các trường đại học này sẽ tiếp nhận sinh viên từ tất cả các tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, có một số ít trường muốn tiếp nhận sinh viên theo học có cùng tôn giáo với trường.
3.Liberal arts colleges
Khái niệm Liberal arts này rất đặc trưng của Hoa Kỳ, nên cố gắng hiểu mục đích và bản chất của nó sẽ lợi hơn là tìm cách dịch sang tiếng Việt. Mô hình Liberal Arts đặc sắc của giáo dục đại học Hoa Kỳ này được xây dựng dựa trên triết lý: phát triển con người một cách toàn diện. chương trình đào tạo của các trường liberal arts thường chú trọng đến phát triển các kỹ năng có thể áp dụng được trong nhiều công việc và hoàn cảnh khác nhau.
4.Cao đẳng cộng đồng (Community College)
Tương đương với hệ thống “cao đẳng” của Việt Nam. Đây là các trường đào tạo trên bậc phổ thông, mang tính chất hướng nghiệp. Thông thường, chương trình học của các community college thường kéo dài trong 2 năm. Sau khi tốt nghiệp community college, sinh viên có thể tiếp tục nộp đơn theo học tiếp 2 năm còn lại ở các trường college hoặc university có chương trình đào tạo đại học 4 năm để nhận bằng cử nhân (thường biết đến với tên chương trình 2+2).
Có nhiều loại bằng associate, nhưng điều khác biệt quan trọng nhất là bằng đó có thể chuyển tiếp được hay không. Thường thì có hai loại bằng chính: một là bằng chuyển tiếp lên đại học và hai là chứng chỉ giúp sinh viên bắt đầu làm việc. Bằng chuyển tiếp lên đại học thường là bằng associate nghệ thuật hoặc bằng associate khoa học. Bằng mà không chuyển tiếp được là bằng associate khoa học ứng dụng và chứng nhận hoàn thành chương trình.
Sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng cộng đồng phần lớn chuyển tiếp lên trường cao đẳng hoặc đại học hệ bốn năm. Vì sinh viên có thể chuyển điểm từ trường cao đẳng cộng đồng, sinh viên có thể hoàn thành lấy bằng cử nhân trong vòng hai năm tiếp theo hoặc hơn. Nhiều trường cũng có chương trình anh ngữ hoặc chương trình tiếng Anh chuyên sâu giúp sinh viên chuẩn bị vào học đại học.
Nếu sinh viên không có kế hoạch học lên đại học, sinh viên có thể tìm việc tại quê nhà với tấm bằng associate của trường.
5.Học viện công nghệ (Technological Institute)
Các học viện Công nghệ là các trường Đại học hệ 4 năm chuyên về khoa học và công nghệ. Một số trường có chương trình cao học, thạc sĩ hoặc có các khóa đào tạo ngắn hạn.
Goldenway với 10 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục . Đã và đang tư vấn , hướng dẫn chọn trường và chuẩn bị hồ sơ du học các nước thành công.
- TRƯỜNG TRUNG HỌC FIELDSTONE KING’S COLEGE SCHOOL (11/03/2020)
- Du học Mỹ tại học viện công nghệ Illinois (02/03/2020)
- TRƯỜNG TRUNG HỌC LAKE FOREST ACADEMY (03/01/2020)
- TRƯỜNG TRUNG HỌC FIELDSTONE KING’S COLEGE SCHOOL (24/12/2019)
- Du học hè Mỹ 2020 – Chất lượng và giá trị thật sự (27/11/2019)
- Tuyển nhân viên Marketing đi làm ngay lương cao tại quận 3 tp hcm (11/11/2019)
- TRƯỜNG TRUNG HỌC MAUR HILL-MOUNT ACADEMY – NGÔI TRƯỜNG XỨNG ĐÁNG ĐẦU TƯ DU HỌC MỸ (04/11/2019)
- MÔI TRƯỜNG HỌC NỘI TRÚ TẠI STONY BROOK SCHOOL (09/09/2019)
Nguyễn An Dung
"I love Goldenway Thời gian ở Goldenway là thời gian cực vui, cực kỳ ý nghĩa đối với 1 đứa mà tiếng N..."
Đặng Hải Như
"Trong quá trình tìm hiểu về du học Nhật bản, tôi đã biết đến trung tâm Goldenway chuyên tư vấn cho s..."
Lê Nguyễn Trúc Thy
"Điều trước tiên em xin chân thành cảm ơn các chị của trung tâm Goldenway đã hỗ trợ em trong suốt quá..."
Phùng Tuấn Dũng
"Những ngày cuối cùng khi chuẩn bị mọi thứ để bước qua một cánh cửa mới, cảm giác thật khó diễn tả. t..."
Nguyễn Thị Như Ý
"Yêu thích nền văn hóa Nhật Bản đã hơn 1 lần tôi mong muốn được đặt chân đến và khám phá về vùng đất ..."
Ngô Hồ Phương Trang
"Mình có sở thích là học tiếng Nhật, văn hóa Nhật. Mình chỉ nghĩ là được học tiếng Nhật ở Việt Nam là..."
Nguyễn thị Bích Thy
"Em là tu nghiệp sinh về nước vào tháng 06 năm 2013. Ước mơ của em sau khi về nước, sẽ quay lại Nhật ..."