Thời gian đăng: 05-09-2017 10:46 | 266 lượt xemIn bản tin
Quyền lợi của người lao động nước ngoài tại Nhật Bản
Với tình hình hội nhập hiện nay, lao động Việt Nam chọn đi làm việc tại nước ngoài không còn là hình thức xa lạ . Đối với đất nước Nhật Bản thì đây thật sự là “miền đất hứa” của số đông lao động Việt Nam bởi nền kinh tế dẫn đầu , công nghệ tiên tiến , đặc biệt là thiếu lao động trầm trọng . Tuy nhiên , người lao động cũng cần phải nắm rõ những những quy định phải chấp hành và quyền lợi mà mình được hưởng . Qua bài viết này, Goldenway xin phổ biến một số thông tin hữu ích đối với người lao động cần phải biết khi làm việc tại Nhật Bản.
Tham khảo chương trình du học Nhật Bản vừa học vừa làm
I. Quyền lợi:
1.Tiền lương:
- Hình thức trả lương: doanh nghiệp được phép lựa chọn 1 trong 2 hình thức trả lương sau để thanh toán cho người lao động :
+ Lương theo giờ: lương cơ bản = (lương giờ tối thiểu) x (số giờ làm trong ngày) x (số ngày làm việc trong tháng).
+ Lương theo tháng: Tiền lương được chi trả theo tháng (lương tháng tối thiểu). Tuy nhiên , những ngày người lao động phải đi làm theo chế độ , mà nghỉ việc sẽ bị trừ - không được hưởng lương.
-Trợ cấp làm đêm , thêm giờ:
+ Làm việc ngoài giờ , làm đêm: được tăng thêm 25% lương cơ bản theo giờ.
+ Làm việc vào ngày nghỉ : được tăng thêm 35% lương cơ bản theo giờ.
2. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi:
Giờ làm việc được quy định trong hợp đồng lao động. Các nhà máy Nhật Bản thường có lịch làm việc theo năm, thường thì làm việc không quá 8h/ngày và 40h/tuần (giờ ăn trưa: không tính trong giờ làm việc) , có làm theo ca. Ngủ trưa không được xem là phổ biến sau khi ăn trưa.
3. Nghỉ phép:
- Điều kiện : đủ 6 tháng làm việc liên tục trở lên.
- Thời gian nghỉ : 10 ngày/ năm làm việc.
- Người Nhật thường chỉ nghỉ khi có việc thật sự quan trọng, nếu không họ vẫn đi làm trong ngày nghỉ phép. Nghỉ phép vẫn đi làm không được quy đổi thành tiền.
4. Nghỉ lễ:
Người lao động được nghỉ các ngày lễ sau:
- Ngày lễ do chính phủ quyết định.
- Các ngày nghỉ khác sẽ do công ty quyết định.
- Sử dụng kỳ nghỉ thông thường mọi người sẽ kết hợp các ngày nghỉ lễ sau đây để nghỉ dài:
+ Nghỉ vào đầu năm mới (kết hợp tháng 12 – đầu tháng Giêng).
+ Tuần lễ vàng (cuối tháng 4 – đầu tháng 5).
+ Bon (khoảng 15/8).
5. Khám chữa bệnh trong và ngoài thời gian làm việc:
Người lao động tham gia bảo hiểm y tế:
- Bị đau ốm, bị thương khi không làm việc vẫn có thể được điều trị theo chế độ bảo hiểm y tế. Theo đó, người bệnh được BHYT trả 70% và bản thân tự chi trả 30% phí điều trị. Khi khám chữa bệnh, người lao động tự trả trước chi phí và lấy hoá đơn để gửi BHYT làm thủ tục thanh toán lại.
- Bị thương, bị bệnh trong thời gian tu nghiệp sẽ được hoàn trả toàn bộ chi phí điều trị.
- Các trường hợp sau đây không thuộc đối tượng bảo hiểm: thai nghén, sinh sản, sẩy thai và các bệnh phát sinh từ các việc trên; bệnh về răng (trừ chi phí điều trị răng do tai nạn gây nên).
6. Nghỉ ốm:
Nghỉ để điều trị tai nạn lao động theo yêu cầu điều trị. Lương trong thời gian nghỉ do tại nạn lao động được áp dụng theo mức bảo hiểm tham gia.
7. Nghỉ việc riêng:
Nghỉ việc lý do cá nhân phải xin phép , tuỳ tình hình công việc mà chỉ sử dụng có thể đồng ý hoặc không. Trường hợp này, không được hưởng lương.
II. Một số quy định phải chấp hành:
1. Hoàn thành các thủ tục bắt buộc:
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ: thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ phụ trách.
- Làm thủ tục đăng ký người nước ngoài đúng hạn.
- Sau giai đoạn thử việc (từ 1 đến 2 tháng) , người lao động sẽ được tiếp nhận hướng dẫn làm thẻ đăng ký người nước ngoài. Thẻ cư trú cần mang theo người . Thẻ này thường có thời hạn 1 năm , sau đó gia hạn.
2.Chấp hành chế độ làm việc:
- Người lao động sẽ phải thi tay nghề sau một năm làm việc. Công ty chỉ thuê trong trường hợp người lao động đậu kỳ thi này. Trường hợp không đậu sẽ phải về nước.
- Nếu tranh chấp giữa chủ sử dụng và người lao động không giải quyết được thì yêu cầu Ban quản lý lao động Đại sứ quán Việt Nam hỗ trợ xử lý.
3.Các khoản khấu trừ lương:
- Thuế thu nhập: người lao động làm giấy chứng nhận phụ dưỡng 3 người thân trở lên, chưa tới hay ngoài tuổi lao động hoặc mất sức lao động tại Việt Nam thì tuỳ trường hợp có thể được xem xét miễn giảm.
- Thuế cư trú: là loại thuế mà lao động nước ngoài có nghĩa vụ phải đóng cho chính quyền địa phương thông qua nơi làm việc. Mức thuế căn cứ vào tổng thu nhập của 1 năm trước đó (từ 1/1 đến 31/21), thời điểm nộp thuế là tháng 6 hàng năm.
- Bảo hiểm lao động: với các ngành nghề sản xuất chế tạo thì tỷ lệ phí bảo hiểm việc làm là 19.5/1000 tổng thu nhập trong tháng, trong đó phí thuê lao động chịu 11.5/1000 , người lao động chịu 8/1000.
- Bảo hiểm xã hội : bao gồm 2 khoản là Bảo hiểm y tế và bảo hiểm an sinh hưu trí.
- Tuyển sinh du học Nhật Bản kỳ tháng 10/2020 (21/03/2020)
- Cần chuẩn bị những hành lí gì khi du học Nhật Bản 2020 ? (16/03/2020)
- Năm 2020 Du Học Nhật Bản Nên Chọn Ngành Gì (24/02/2020)
- Tại sao bạn nên đi du học Nhật Bản (22/02/2020)
- QUY TRÌNH DU HỌC NHẬT BẢN KỲ THÁNG 4/2020 (21/02/2020)
- [TIN VUI]: TTS bỏ trốn, DHS trốn học VẪN ĐƯỢC xin visa đặc định theo quy định mới (20/02/2020)
- Du học Nhật Bản 2020 cùng Trường Nhật ngữ First Study chỉ với 60 triệu (11/02/2020)
- Du hoc Nhat Ban cần chuẩn bị những gì? (10/02/2020)
Nguyễn An Dung
"I love Goldenway Thời gian ở Goldenway là thời gian cực vui, cực kỳ ý nghĩa đối với 1 đứa mà tiếng N..."
Đặng Hải Như
"Trong quá trình tìm hiểu về du học Nhật bản, tôi đã biết đến trung tâm Goldenway chuyên tư vấn cho s..."
Lê Nguyễn Trúc Thy
"Điều trước tiên em xin chân thành cảm ơn các chị của trung tâm Goldenway đã hỗ trợ em trong suốt quá..."
Phùng Tuấn Dũng
"Những ngày cuối cùng khi chuẩn bị mọi thứ để bước qua một cánh cửa mới, cảm giác thật khó diễn tả. t..."
Nguyễn Thị Như Ý
"Yêu thích nền văn hóa Nhật Bản đã hơn 1 lần tôi mong muốn được đặt chân đến và khám phá về vùng đất ..."
Ngô Hồ Phương Trang
"Mình có sở thích là học tiếng Nhật, văn hóa Nhật. Mình chỉ nghĩ là được học tiếng Nhật ở Việt Nam là..."
Nguyễn thị Bích Thy
"Em là tu nghiệp sinh về nước vào tháng 06 năm 2013. Ước mơ của em sau khi về nước, sẽ quay lại Nhật ..."