Du hoc

Thời gian đăng: 27-04-2015 16:39 | 1531 lượt xemIn bản tin

Hành trang cần thiết trước khi lên đường du học

hành trang du học

Sau khi hoàn tất các thủ tục du học và chờ ngày lên đường, nhiều bạn luống cuống không biết chuẩn bị gì cho bản thân mình trước khi đến một nơi xa lạ. Một số lời khuyên trước khi lên đường dưới đây sẽ giúp bạn có một chuyến đi thuận lợi, dễ dàng và vui vẻ.

 

1) Giấy tờ tuỳ thân:

+ Hộ chiếu (passport), Visa du học và vé máy bay còn hạn trong đó có thị thực sinh viên
+ Thư mời hoặc giấy xác nhận đăng ký nhập học         
+ Biên lai của bất kỳ một khoản thanh toán liên quan bao gồm học phí,phí bảo hiểm sức khoẻ v.v
+ Thư thông báo quyết định được nhận học bổng (nếu có)
+ Bản chính hoặc bản photo bảng điểm
+ Các giấy tờ xác minh nhân thân như bằng lái hoặc chứng minh thư (nên dịch ra một bản tiếng Anh) 

2) Dụng cụ học tập, cá nhân và quần áo:

Ở một số nước, nhất là các nước Châu Âu và Châu Mỹ, dụng cụ học tập, bút, sách, tập khá đắt đỏ. Một cây bút bi, mua ở Việt Nam, loại dùng được chỉ khoảng 10.000đ , nhưng khi xa nhà thì nó vào khoảng 10$ vẫn còn là rẻ. Không chỉ thế, để đi mua dụng cụ học tập trong thời gian đầu khá khó khăn. Vì nhiều bạn chưa biết đường đi lối về, lại không có phương tiện đi lại. Thế nên chuẩn bị sẵn sẽ có lợi và rất tiết kiệm cho bạn.

Đa số các bạn chuẩn bị đi du học đều mua khá nhiều quần áo, với tâm lý “tiết kiệm” vì cho rằng mua quần áo ở nhà rẻ hơn. Tuy nhiên, kinh nghiệm truyền lại từ các du học sinh cho thấy quần áo lại là thứ nên ít đem theo nhất. Ở các nước thường có hai mùa hạ giá lớn mỗi năm: mùa đông và mùa hè. Lúc này giá cả các mặt hàng, đặc biệt là quần áo, giảm mạnh, bạn hoàn toàn có thể mua quần áo mới, chất lượng tốt, hợp thời trang và phù hợp với thời tiết nơi bạn theo học, đặc biệt với quần áo dành cho mùa đông. Vì thế, tốt nhất bạn chỉ nên đem theo quần áo (không nhất thiết phải mua mới) cần thiết và đủ mặc cho 1-2 tháng đầu. Khi sắm quần áo, bạn chớ quên chuẩn bị trang phục theo khí hậu ở quốc gia bạn đến. Tất nhiên, chỉ nên mua một, hai cái. Không nên mua nhiều.

Ngoài ra hãy mang theo một quyển sổ nhỏ trong đó bạn ghi chép tất cả các địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email cần thiết như: trường học của bạn cùng tên những người có trách nhiệm và người quen ở đó, nhà bạn ở, tên các cô, thầy giáo, bệnh viện, công ty bảo hiểm, công ty thẻ tính dụng, ngân hàng của bạn, v.v… tránh ghi trong sổ này: các mã khoá (password), số tài khoản, số thẻ tín dụng, v.v… nói chung là các dữ liệu bí mật của bạn.

3) Tiền bạc, thức ăn và thuốc men:

Mang theo một khoản tiền của đất nước bạn đến, nhiều hoặc ít tuỳ theo bạn đã trả tiền chỗ ở hay chưa. Bạn có thể dùng thẻ tín dụng (credit card) để trả tiền mua hàng hoá, đóng học phí, chi phí bảo hiểm, vé máy bay, khám chữa bệnh (trong các trường hợp không được bảo hiểm y tế trả thay), mua vé xem phim, thuê xe v.v… Khi thiếu tiền mặt đột ngột, bạn có thể dùng thẻ tín dụng để rút tiền tự động (ATM – Automatic Teller Machine) có khắp nơi. Hai loại phổ biến nhất là VISA và MASTER CARD hiện nay đã có mặt tại một số ngân hàng Việt Nam như ABBANK, ACB, VCB… Bạn có thể liên lạc tìm hiểu về các thể thức và điền kiện cấp thẻ. Chú ý là lãi suất thẻ tín dụng khá cao nên hãy sử dụng có kiểm soát.

“Những chỗ trống trong vali nên được lấp đầy bằng đồ ăn Việt Nam” là kinh nghiệm mà giới du học sinh truyền đạt lại. Thời gian đầu khi bạn chưa quen với thức ăn bản địa, đồ ăn đem theo từ Việt Nam, đặc biệt là mì gói, sẽ là “cứu tinh” của bạn. Dù các nước đều có siêu thị châu Á, nhưng đa số đều bán thực phẩm Trung Quốc, ít đồ Việt Nam, gia vị Việt (bột nêm, gia vị phở, bò kho…) vì thế lại càng hiếm, nếu có thì mùi vị cũng không đậm đà.

Thuốc men là một trong những thứ không thể thiếu trong hành lý. Không giống như ở Việt Nam, tại nhiều nước trên thế giới, ví dụ như Mỹ và các nước châu Âu, bạn chỉ được mua thuốc chữa bệnh nếu có toa thuốc của bác sĩ và thường phải mất ít nhất một tuần mới có thể đặt lịch hẹn khám.Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc cảm sốt thông thường để khi cần có thể dùng ngay. Bên cạnh đó, nên đem theo các loại thuốc đặc trị như đau bao tử, viêm xoang nếu bạn đã biết rõ bệnh của mình.

4) Các vật dụng khác:

Đầu chuyển điện nhất thiết phải có trong vali đi du học của bạn, vì ổ cắm điện ở các nước rất khác nhau. Bạn có thể tìm mua loại đầu chuyển đa năng, dùng được cho mọi loại ổ cắm, rất tiện dụng và có thể đem theo khi đi du lịch ở các nước. Giuong ngu, tu tho go, ban tho go

Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị các loại đĩa cài windows và phần mềm máy tính phòng khi laptop của bạn gặp trục trặc, một số quà lưu niệm đơn giản (bookmark, bưu thiếp…), túi ngủ (nếu bạn dự định đi du lịch nhiều), hình ảnh của gia đình, người thân và bạn bè (sẽ rất hữu ích trong thời gian đầu xa nhà, chúng sẽ khiến bạn cảm giác như có gia đình và bạn bè bên cạnh).

Cuối cùng, thứ quan trọng nhất mà bạn không thể thiếu trong hành trang du học là tâm lý sẵn sàng để sống tự lập một cách đúng nghĩa nhất, vì từ lúc này bạn sẽ phải tự lo liệu cuộc sống của chính mình.

 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY EDUCATION

Địa chỉ tư vấn du học hàng đầu tại Việt Nam.

Địa chỉ: Lầu 2, 76 Cách Mạng Tháng Tám, P.6, Q.3, TP. HCM

Điện thoại: (08) 6681 7575 –  (08) 6681 8585– (08) 22 030 229 – Hotline: 090 666 4229

Email: tuvanduhoc@goldenway.edu.vn – info@goldenway.edu.vn

Website: www.goldenway.edu.vn

 

Goldenway Global Education - Connecting Vietnam Joining to the World !

 

 

Bình luận
Hỗ Trợ Trực Tuyến
yahoo
Hỗ trợ Yahoo
skype
Hỗ trợ Skype
CẢM NHẬN SINH VIÊN
  • Nguyễn An Dung

    Nguyễn An Dung

    "I love Goldenway Thời gian ở Goldenway là thời gian cực vui, cực kỳ ý nghĩa đối với 1 đứa mà tiếng N..."

  • Đặng Hải Như

    Đặng Hải Như

    "Trong quá trình tìm hiểu về du học Nhật bản, tôi đã biết đến trung tâm Goldenway chuyên tư vấn cho s..."

  • Lê Nguyễn Trúc Thy

    Lê Nguyễn Trúc Thy

    "Điều trước tiên em xin chân thành cảm ơn các chị của trung tâm Goldenway đã hỗ trợ em trong suốt quá..."

  • Phùng Tuấn Dũng

    Phùng Tuấn Dũng

    "Những ngày cuối cùng khi chuẩn bị mọi thứ để bước qua một cánh cửa mới, cảm giác thật khó diễn tả. t..."

  • Nguyễn Thị Như Ý

    Nguyễn Thị Như Ý

    "Yêu thích nền văn hóa Nhật Bản đã hơn 1 lần tôi mong muốn được đặt chân đến và khám phá về vùng đất ..."

  • Ngô Hồ Phương Trang

    Ngô Hồ Phương Trang

    "Mình có sở thích là học tiếng Nhật, văn hóa Nhật. Mình chỉ nghĩ là được học tiếng Nhật ở Việt Nam là..."

  • Nguyễn thị Bích Thy

    Nguyễn thị Bích Thy

    "Em là tu nghiệp sinh về nước vào tháng 06 năm 2013. Ước mơ của em sau khi về nước, sẽ quay lại Nhật ..."

Xem tất cả

Fanpage Facebook

Đăng ký tư vấn